Sự Khác Nhau Về Kiến Trúc Nhà Thờ Họ Giữa Các Vùng Miền
Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn bài viết: “Sự khác nhau về kiến trúc nhà thờ họ giữa các vùng miền”. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về công trình nhà thờ họ nhé.
Sự Khác Nhau Về Kiến Trúc Nhà Thờ Họ
Nhà thờ họ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nới nơi thờ phụng từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ (hay cửa họ)
Nhà thờ họ sẽ được xây cất với quy mô, kiến trúc phụ thuộc vào khả năng tài chính và đóng góp của các suất họ (từng thành viên nam) và theo địa vị xã hội của những người vai vế trong dòng họ. Phần nội thất, gian giữa thường kiến trúc kiểu mở rộng ra phía tường hậu để xây bệ thờ. Trên bệ thờ đặt các linh toạ hoặc giá gương hoặc (vì tay ngai chạm hình rồng nên còn có tên khác là long ngai). Ngai sẽ là nơi để bài vị tổ tiên hoặc là một ống quyển, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, có phủ nhiễu điều bên ngoài. Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng nhất, nơi mà linh hồn tổ tiên sẽ ngự trị
Sự khác nhau về kiến trúc nhà thờ họ giữa các vùng miền
Những đặc điểm về kiến trúc nhà thờ họ
Nhà thờ họ có cấu trúc tương tự như nhà ở dân gian của người Việt, chủ yếu là kết cấu khung gỗ với các hình thức kết cấu cơ bản giống nhà ở. Hiện nay kết cấu nhà thờ họ bê tông cốt thép giả gỗ được xây dựng nhiều do giá thành rẻ hơn so với làm bằng gỗ truyền thống. Nhà thờ họ thường không được đầu tư lớn (vì là sở hữu cá nhân của từng dòng họ) nên thường có kiến trúc đơn giản, nhỏ bé chứ không rộng lớn, hoành tráng như những công trình tín ngưỡng công cộng.
Thông thường, một Nhà thờ họ điển hình chỉ là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với hai mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc (hồi văn), mái có thể lợp tranh, lá cọ hoặc ngói mũi dân dã (ngói di), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ vẫn được xem là cái nôi của người Việt, vì vậy loại hình kiến trúc nhà thờ họ cũng ra đời sớm nhất ở khu vực này.
a. Phân loại kiến trúc nhà thờ họ theo thời gian
Về đặc điểm kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam theo thời gian, có thể phân thành 2 loại: Nhà thờ họ có niên đại sớm được xây từ lâu và Nhà thờ họ mới xây dựng trong vài chục năm trở lại đây. Tuy nhiên hiện nay hầu như không còn những Nhà thờ họ có niên đại sớm vì đã được cải tạo lại.
– Công trình Nhà thờ họ thời xưa chúng ta thấy chủ yếu là xây bằng những vật liệu rất đơn giản, tự nhiên như gỗ, đất đá, lợp lá…Và gần hơn nữa là lợp ngói, tuy nhiên những vật liệu đơn giản đó khi trải qua sự tàn phá lịch sử sẽ không thể trụ vững đến ngày nay hoặc đã được tôn tạo lại từ lâu.
– Các mẫu kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam ngày nay thì hầu hết được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ do giá thành vửa rẻ vừa bền, rẻ hơn nhiều so với sử dụng gỗ truyền thống. Nhà thờ họ thường ít được đầu tư lớn (do sở hữu cá nhân của từng dòng họ) nên thường có kiến trúc đơn giản, nhỏ bé chứ không rộng lớn, hoành tráng như những công trình tín ngưỡng công cộng. Trong nhà thờ họ, các ban thờ thường bố trí theo chiều ngang: Ban thờ vị tổ cao nhất bao giờ cũng được đặt tại gian chính giữa, ban thờ các vị tổ thấp hơn được bài trí đăng đối ở các gian hai bên.
Sự khác nhau về kiến trúc nhà thờ họ giữa các vùng miền
b. Đặc điểm các kiểu kiến trúc nhà thờ họ theo hình dáng
Thông thường một nhà thờ họ điển hình chỉ là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với 2 mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc (hồi văn), mái có thể lợp tranh, lá cọ hoặc ngói mĩ dân dã (ngói di), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian. Nhà thờ mặt bằng chữ Nhất được xây dựng theo kiểu 1 ngôi nhà truyền thống 2 mái. Nhà thờ chữ Nhị là một ngôi nhà 2 gian song song với nhau, gian ngoài có thể là nơi tiếp khách hoặc nhà bái đường, gian sau là nơi thờ tụng.
Thiết kế kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam kiểu 4 mái, 8 mái: là công trình nhà thờ họ truyền thống phổ biến cho các tỉnh miền Bắc . Nhà 4 mái có 1 lớp mái thành 4 mặt có 2 mặt mái chữ A. Nhà 8 mái có 2 lớp mái chồng lên nhau như thế.
Thiết kế nhà thờ mặt bằng chữ Quốc: là một công trình Nhà thờ họ xây dựng trên mặt bằng như hình chữ Quốc trong tiếng Hán, với kết cấu 4 khối, một khối cổng tam quan, nhà thờ ở giữa cùng với đó là 2 khối dải vũ 2 bên tổng thể tạo thành hình chữ quốc. Không gian dài khoảng 3 gian. Sân trong được thiết kế ngay lối vào trước.
Thiết kế nhà thờ họ mặt bằng chữ Công: Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam kiểu chữ Công hay còn gọi là nội công ngoại quốc có nhà chính điện và nhà mái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ.
Mẫu nhà thờ mặt bằng chữ Đinh: Nhà thờ chữ Đinh thiết kế giống như kiến trúc chùa chữ Đinh: có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước
Nhà thờ họ có Hậu cung: Là mẫu nhà thờ phổ biến được thiết kế gian thờ phụng riêng gọi là Hậu cung
Sự khác nhau về kiến trúc nhà thờ họ giữa các vùng miền
Nhà thờ họ kết hợp để ở và Nhà thờ họ chung khuôn viên đất ở, việc bố trí mặt bằng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu sinh hoạt của những người sống ở đó. Còn đối với những Nhà thờ họ có khuôn viên riêng biệt, việc quy hoạch mặt bằng sẽ dễ dàng hơn và có điều kiện để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phong thủy. Song dù thế nào đi nữa thì một nguyên tắc cơ bản luôn luôn phải tuân thủ trong bố cục Nhà thờ họ là nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo (trục tưởng tượng đi qua chính giữa nhà thờ).
Nguyên tắc đăng đối này bao trùm trong toàn bộ mẫu thiết kế Nhà thờ họ: từ hình khối kiến trúc, trang trí trên kiến trúc, sắp xếp các ban thờ, bài trí nội thất đến bố trí sân vườn cảnh quan phía trước…
Tuy nhiên, do quy mô không lớn nên trang trí kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam thường đơn giản, khiêm tốn hơn so với các công trình kiến trúc tín ngưỡng khác của cộng đồng, đặc biệt là hầu như không có các trang trí bên ngoài công trình hoặc nếu có thì cũng được đơn giản hóa tới mức tối đa.
Sự khác nhau về kiến trúc nhà thờ họ giữa các vùng miền
Sự khác nhau giữa về kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam giữa các vùng miền
Nước ta có hơn 2000 dòng họ phân bố khắp 3 miền. Do tập tục sinh hoạt 3 miền là khá khác nhau, do vậy ở mỗi miền phong túc thờ cúng tổ tiên cũng có đôi chút khác nhau
– Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam ở miền Bắc: ở miền Bắc: Ở các tỉnh miền Bắc ưa chuộng các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, quy định thống nhất về kích thước các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết kèo, cột, mái nhà hay các chi tiết trang trí: kìm nóc, đầu rồng,…
– Kiến trúc nhà thờ họ miền Trung: Ở miền Trung đặc biệt là Nghệ An hay Hà Tĩnh các dòng họ lớn thường đầu tư xây dựng những công trình nhà thờ họ hết sức đồ sộ. Kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam ở miền Trung có thể là sự pha trộn của các công trình kiến trúc tâm linh như đình, chùa, phủ quan chúa ngày xưa…ngoài ra chú trọng nhiều đến khuôn viên tiểu cảnh.
– Kiến trúc nhà thờ họ miền Nam: Mật độ nhà thờ họ ở miền Nam xuất hiện ít hơn do đời sống văn hóa, tin ngưỡng có sự khác biệt. Với lối sống khá tự do và ít chú trọng đến những hủ tục mà các dòng họ ở miền Nam thường chú ý đến công trình nhà họ. Cũng có thể rất ít thấy nhà thờ dòng họ
Bình Luận