KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG

Den-led-tlc (2)_new
KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG, VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

KISATO Tham Quan Khám Phá Nhà Máy Đèn Led TLC LIGHTING

Đèn Led TLC là một sản phẩm rất thông dụng hiện nay. Nhất là trong các mẫu nhà đẹp, đèn led là một phần không thể thiếu được sử dụng như một phần trong thiết kế. Đèn Led không chỉ phục vụ nhu cầu chiếu sáng mà trên hết là góp phần làm tăng tính thẩm mỹ, sự khác biệt cho công trình. Cùng chúng tôi ghé thăm một sản phẩm đèn LED của tập đoàn TLC Việt Nam để khám phá nơi tạo ra những sản phẩm tuyệt vời đang được ưa chuộng hiện nay nhé.

Chủ tịch KISATO có mời thăm quan nhà máy sản xuất đèn Led TLC

Read more

KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC, CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT XÂY DỰNG, KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG

KISATO Thi Công Hệ Thống Pin Mặt Trời Tại Nam Trực Nam Định

Chào mừng các bạn đến với trang chia sẻ những kiến thức về điện mặt trời trên mái của KISATO SOLAR.
Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn bài viết Kisato thi công hệ thống pin năng lượng mặt trời tại Nam Trực Nam Định cùng với những lợi ích mà sản phẩm này đem lại. Mong rằng các bạn sẽ tìm được ý tưởng cho công trình gia đình  trong tương lai.

KISATO Thi Công Trọn Gói Pin Năng Lượng Mặt Trời

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời không chỉ phổ biến trên thế giới mà còn lan rộng tại Việt Nam. Có thể nói đây là giải pháp năng lượng được ưu tiên và khuyến khích lựa chọn vì ưu điểm tiết kiệm điện năng cũng như mang đến những ảnh hưởng tích cực đến môi trường.

Read more
KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC, CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT XÂY DỰNG, KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG

Kisato Chia Sẻ Những Lưu Ý Khi Thi Công Điện Mặt Trời

Chào mừng các bạn đến với trang chia sẻ những kiến thức về điện mặt trời trên mái của KISATO SOLAR.
Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn bài viết Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời cùng với những lợi ích mà sản phẩm này đem lại. Mong rằng các bạn sẽ tìm được ý tưởng cho công trình gia đình  trong tương lai.

Lưu Ý Khi Lắp Hệ Thống Điện Mặt Trời

à một hệ thống gồm nhiều các thiết bị rời rạc được kết nối với nhau, hệ thống điện năng lượng mặt trời ó rất nhiều mô hình cũng như các thông số kỹ thuật tương ứng với mỗi thành phần thiết bị trong hệ thống. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược những kiến thức hay nói đúng hơn là những yếu tố cần quan tâm khi bạn tìm hiểu cũng như chuẩn bị đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Hệ thống được phân thành 2 loại chính là hệ thống có hòa lưới và không hòa lưới
– Hệ thống hòa lưới : Thường được triển khai tại những nơi có lưới điện quốc gia, hệ thống loại này sẽ lấy 2 nguồn điện để cấp cho phụ tải sử dụng điện là nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời và lưới điện quốc gia. Tuỳ vào nhu cầu của phụ tải hoặc công suất phát của nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời mà bộ hoà lưới sẽ lấy nguồn từ lưới điện quốc gia để bù đắp nguồn điện bị thiếu cấp cho phụ tải (từ chỉ sử dụng đến nguồn lưới điện quốc gia để bù vào lượng điện năng bị thiếu cấp cho phụ tải nếu nguồn điện mặt trời không đáp ứng đủ).
Hệ thống có hoà lưới này được chia thành 2 loại là có lưu trữ và không có lưu trữ. Hệ thống hoà lưới có lưu trữ sẽ có thêm hệ thống acquy lưu điện tích luỹ nguồn năng lượng dư thừa từ hệ thống pin mặt trời còn hệ thống không có lưu trữ thì không có hệ thống acquy lưu điện.
Ưu điểm của hệ thống có hoà lưới này đó là việc nó sẽ linh hoạt sử dụng lưới điện quốc gia và điện từ hệ thống năng lượng mặt trời. Nguồn điện dư thừa từ hệ thống này có thể bán ngược trở lại lưới điện quốc gia nếu muốn qua đó thời gian thu hồi vốn sẽ giảm xuống. 
– Hệ thống điện mặt trời độc lập: Thương chủ yếu được lắp đặt tại những nơi chưa có lưới điện quốc gia, hệ thống loại này thường sẽ có thêm acquy lưu trữ để cấp nguồn cho phụ tải vào ban đêm hoặc những lúc ánh sáng yếu.
Hệ thống loại này sẽ không sử dụng các bộ hòa lưới mà người sử dụng có bộ chuyển đổi nguồn điện inverter  nên giá thành đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn so với hệ thống hoà lưới tuy nhiên với hệ thống này bạn cần tính toán phụ tải chuẩn xác để chọn công suất phát hợp lý và khả năng lưu trữ của hệ thống acquy sao cho đủ dùng trong những ngày ít nắng.

Mẫu Pin Năng Lượng Mặt Trời Tại Showroom Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Hiện tại các tấm pin năng lượng mặt trời có 2 công nghệ sản xuất khác nhau là pin mặt trời Mono và pin mặt trời Poly. Các tấm pin Mono có hiệu xuất cao hơn so với các tấm pin Poly, tuy nhiên do việc sản xuất các tấm pin Mono có quy trình sản xuất phức tạp và tốn kém nên giá thành của các tấm pin Mono cao hơn so với các tấm pin Poly.

Do sự khác nhau về công nghệ chế tạo nên các tấm pin Mono vào Poly bạn có thể phân biệt bằng mắt thường. Pin Mono thường có màu đen sẫm đồng nhất, pin Poly thì có màu xanh đậm và các cell pin được xếp khít với nhau thành mảng lớn nguyên vẹn

– Nhiệt độ có tác động rất lớn đến hiệu suất của pin năng lượng mặt trời (độ dẫn điện giảm khi nhiệt độ tăng), nhiệt độ càng tăng thì hiệu suất chuyển đổi sẽ càng giảm xuống.
– Tùy thuộc vào điạ hình lắp đặt mà chúng ta sẽ có các phương án lắp đặt pin khác nhau tuy nhiên bạn cần chú ý không nên lắp pin theo hướng thẳng đứng hoặc quá dốc gây ảnh hưởng đến thời gian hứng nắng, không nên lắp quá phẳng dẫn đến việc bị đọng nước hoặc bụi bẩn trên tấm pin mặt trời. Góc lắp lý tưởng nhất là nghêng 10 đến 15 độ.

Mẫu Pin Năng Lượng Mặt Trời Tại Showroom Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác gây cản trở việc hứng năng từ các tấm pin mặt trời, tránh các khu vực có nhiều cây lớn hoặc những nhà cao tầng che ánh năng mặt trời chiếu vào pin. Ngoài ra với địa hình lắp đặt trên mái nhà cần chú ý kết cấu mái nhà, hệ thống giá đỡ cũng như các tấm pin thường được thiết kế sử dụng trên 20 năm do đó để tránh việc cải tạo mái nhà sau này làm tăng chi phí cải tạo bạn nên lắp đặt tại những nơi còn chắc chắn hoặc chưa quá cũ. Tốt nhất bạn nên lắp trên mái có trần bê tông hoặc mái ngói có xà gồ chắc chắn.

– Dây điện dùng để truyền tải điện nên dùng loại 1 lõi 2 lớp vở cách điện để hạn chế ngắn mạch và chạm đất. Dây điện nên được đi bên trong ống gen bảo vệ, đấu nối bên trong tủ/hộp bảo vệ.

Hệ thống pin mặt trời cần phải có thiết kế nối đất và chống sét, các thiết bị đều phải được bảo dưỡng định kỳ để hệ thống có thể hoạt động ổn định và an toàn.Mẫu Pin Năng Lượng Mặt Trời Tại Showroom Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Kisato

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Các bước lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời:

  1. Chọn vị trí và cân nhắc chi phí.
  2. Xác định lượng điện cần thiết và ước tính diện tích lắp đặt.
  3. Khảo sát nơi lắp đặt và xem xét khả năng bảo trì.
  4. Chọn loại pin mặt trời (Mono hoặc Poly) và phương pháp gắn khung đỡ bên dưới.
  5. Chọn bộ hoà lưới hoặc inverter phù hợp bao gồm công suất, chủng loại, nơi lắp đặt hợp lý cho công tác bảo trì.
  6. Đảm bảo khung đỡ bao gồm khả năng lắp thêm, khả năng chịu gió bão, khả năng chống thấm tránh bị giột nước sau khi lắp đặt.
  7. Kiểm tra các tấm năng lượng cùng một hướng chỉ được kết nối với một biến tần.
  8. Kiểm tra độ nghiêng 10o – 15o cho khả năng hứng sáng tốt nhất.
  9. Kiểm tra khả năng thông gió dưới các tấm năng lượng cho mục đích làm mát.
  10. Kiểm tra dây điện phù hợp bao gồm tiết diện lõi để tải điện, nên dùng cáp lõi đơn, 2 lớp cách điện chống nắng.
  11. Kiểm tra hệ thống chống sét.
  12. Đảm bảo các tấm module được nối đất.
  13. Người lắp đặt tấm pin năng lượng cần có kinh nghiệm và tuân thủ các nguyên tắc an toàn.
  14. Kiểm tra dây điện cần đấu nối đúng cách.
  15. Hoàn thành thử nghiệm, vận hành hệ thống, và bàn giao tài liệu kỹ thuật.

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Khi các bạn sử dụng hệ thống Pin năng lượng mặt trời bên chúng tôi ngoài được hưởng các chế độ bảo hành các thiết bị thì theo định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên xuống bảo trì toàn hệ thống cho công trình điện mặt trời. 
– Về sản phầm: Bảo hành sản phẩm có thời hạn 10- 12 năm và không đề cập đến sản lượng điện cụ thể. 
– Về công suất: nhà sản xuất cam kết duy trì tối thiểu 80% sản lượng so với công suất thiết kế ban đầu sau 25 năm. Một số nhà sản xuất có cam kết mức suy giảm cao hơn so với mức 80% tiêu chuẩn cũng là 1 điểm lợi thế.

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Lưu ý khi lắp hệ thống điện mặt trời

Hiện nay bên KISATO chúng tôi đã nhận thi công lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho các khách hàng tại 63 tỉnh thành. Nếu các bạn có nhu cầu về sản phẩm này hãy liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn về kỹ thuật cũng như công suất sử dụng cho gi đình bạn sao cho phù hợp nhất. 

Với một hệ thống pin mặt trời, bạn chỉ cần đầu tư một lần duy nhất và tiền điện hằng tháng của bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Pin mặt trời mang lại hiệu quả kinh tế, gọn nhẹ, lắp ở mọi nơi có ánh sáng mặt trời, tuyệt đối an toàn khi sử dụng và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Video Chia Sẻ Thực Tế  Điện Mặt Trời Trên Mái

Để tiện theo dõi, và xem chi tiết hơn về công trình này. Chúng tôi có làm 1 video review bên dưới giúp bạn tham khảo kỹ hơn và có cái nhìn trực quan, sinh động. 

KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC, CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT XÂY DỰNG, KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG

Khung Giá Đỡ Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời

Chào mừng các bạn đến với trang chia sẻ những kiến thức về điện mặt trời trên mái của KISATO SOLAR.
Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn Khung giá đỡ pin năng lượng mặt trờicùng với những lợi ích mà sản phẩm này đem lại. Mong rằng các bạn sẽ tìm được ý tưởng cho công trình gia đình  trong tương lai.

 Khung Giá Đỡ Pin Năng Lượng Mặt Trời

Hệ thống khung bát đỡ lắp đặt hệ thống điện mặt trời là cực kỳ quan trọng. Vì điều này kết nối hệ thống pin năng lượng mặt trời với mái nhà của bạn. Hệ thống này phải giữ các tấm pin mặt trời lên mái nhà trong 25 năm hoặc hơn.
Hệ thống phải được thiết kế để chịu được tải trọng gió. Đồng thời phải chịu được nhiệt độ cao hoặc lạnh. Hệ thống khung bát đỡ được gắn vào một điểm trung tâm trong cấu trúc mái nhà. Vì vậy trọng lượng tấm pin mặt trời có thể được chuyển đến cấu trúc của tòa nhà. Và mọi thứ có thể được neo xuống để đảm bảo an toàn.

Read more
KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC, CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT XÂY DỰNG, KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Chào mừng các bạn đến với trang chia sẻ những kiến thức về điện mặt trời trên mái của KISATO SOLAR.
Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn bài viết Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái cùng với những lợi ích mà sản phẩm này đem lại. Mong rằng các bạn sẽ tìm được ý tưởng cho công trình gia đình  trong tương lai.

Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt Trời Độc Lập Trên Mái

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta. Hiện nay khi các nguồn năng lượng truyền thống đã và đang cạn kiệt dần. Thì hệ thống điện mặt trời càng được khai thác và phát triển nhiều hơn. Ngoài là nguồn điện sạch thì điện mặt trời cũng đang mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực nhất cho các gia đình và doanh nghiệp. Qua bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập một cách đơn giản và mang lại được hiệu quả vượt trội nhất.Hệ thống điện năng lượng mặt trời Độc Lập cho hộ gia đình giúp gia đình bạn tự chủ nguồn điện mà không phụ thuộc vào điện Nhà nước. Hệ thống điện mặt trời Độc Lập hoạt động suốt ngày đêm và có thể lắp đặt dễ dàng ở bất cứ nơi đâu có ánh nắng.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời Độc Lập chuyển hóa điện năng từ ánh sáng mặt trời qua tấm pin năng lượng mặt trời, nguồn điện được lưu trữ lại trong ắc quy và xả ra để dùng trong gia đình mà không cần dùng lưới điện Nhà nước. Khi cúp điện hoặc trời mưa, hệ thống ắc quy có thể duy trì điện dùng liên tục từ vài ngày tới cả tuần.

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Phần I. Tính toán số lượng và công suất cho từng thiết bị.

Lưu ý phần này sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành điện, các ý kiến thắc mắc vui lòng để dưới mục bình luận.
 Một hệ thống điện mặt trời độc lập bao gồm 4 thành phần chính:

– Tấm PV

– Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời

– Bộ kích điện Inventer

– Ắc quy

– Ngoài ra còn một số vật dụng khác như cầu chì, dây điện, CB…
Trong ví dụ này tôi dùng một tấm pin mặt trời 255W, 24V, hai bình ắc quy 12v 100Ah, bộ điều khiển sạc 30A 24V PWM.

Bước 1. Tính toán phụ tải.
Liệt kê tất cả các thiết bị điện trong gia đình, ước lượng thời gian sử dụng, xem công suất ghi trên từng thiết bị.
Từ các thông số trên tính ra Wh. Ví dụ như mỗi ngày dùng đèn 11W trong 5 giờ, quạt 50W trong 3 giờ, TV 80W trong 2 giờ. Suy ra 11×5 + 50×3 + 80×2 = 365Wh.
Đối với gia đình trước dùng điện lưới có thể đọc thông tin trong hóa đơn tiền điện, sau đó chia cho 30 ngày. VD tháng trước dùng 90 ký điện tính được mỗi ngày dùng 90.000/30 = 3000Wh
 Bước 2. Chọn ắc quy.

Hệ thống điện mặt trời độc lập cần một bộ lưu trữ điện để dùng vào ban đêm, ngoài ra còn có chức năng ổn áp và cung cấp dòng ổn định cho thiết bị cả ngày lẫn đêm. Trong ví dụ này chúng ta dùng 2 bình đấu song song cho điện áp DC 12V.

Pin mặt trời thường dùng ắc quy 100% GEL cho độ bền cao và chu kỳ phóng xả sâu. Loại ắc quy này cũng thường dùng cho ngành viễn thông nên còn gọi là ắc quy viễn thông, tuổi thọ từ 3-5 năm, một số hãng sản xuất được ắc quy có tuổi thọ 20 năm.
Dung lượng của pin hay ắc quy thường tính theo đơn vị ampe giờ Ah. Theo tính toán ở bước 1 và đối với điện áp DC 12V suy ra dung lượng cần là 365/12 = 30.42 Ah. Trừ hao khoảng 20% hiệu suất của ắc quy, ta chọn bình có dung lượng khoảng 40Ah.

Bước 3. Chọn tấm PV.
Lấy kết quả tính được ở bước 2, ta tính được số ký điện mà tấm PV cần tạo ra:
40Ah x 12V = 480Wh
Một ngày nắng bình thường, lượng điện tạo ra trong 12 tiếng có thể tính rút gọn thành 4 tiếng với công suất tối đa.
Như vậy cần chọn tấm PV 12V có công suất: 480Ah / 4 = 120W.
 Bước 4. Chọn bộ điều khiển sạc.
Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời nằm giữa ắc quy và tấm PV, chức năng chính là duy trì điện áp ổn định để sạc cho ắc quy.

Có 3 loại sạc:

  1. ON/OFF
  2. PWM
  3. MPPT
    – Không nên dùng loại ON/OFF vì hiệu suất rất thấp, loại MPPT có hiệu suất cao nhất nhưng khá đắt tiền nên tùy trường hợp để chọn MPPT hay PWM.
    – Hệ thống 12V DC nên dùng bộ điều khiển sạc 12V, suy ra dòng điện 120W / 12V = 10A.
    Vậy ta chọn bộ sạc 12V, dòng lớn hơn 10A.

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Bước 5. Chọn máy kích điện inventer.
Tấm PV chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện DC. Hầu hết thiết bị điện dùng trong gia đình dùng điện AC 220V nên cần inverter để chuyển đổi.
Các loại inverter thông dụng:

– Máy kích điện sóng vuông

– Máy kích điện mô phỏng sin

– Máy kích điện sin chuẩn

Máy kích điện sóng vuông có giá rẻ nhất nhưng không phù hợp với một số thiết bị điện, nếu dùng lâu có thể gây hỏng máy móc trong nhà. Máy kích điện sin chuẩn là loại có hiệu suất tốt nhất, đắt tiền nhất, phù hợp để sử dụng lâu dài.
Trong ví dụ này tôi dùng máy kích điện sin chuẩn, công suất bằng hoặc lớn hơn công suất tải. Tổng công suất của cả 3 thiết bị hoạt động cùng lúc là Đèn 11W + Quạt 50W + TV 80W = 141W. Vậy nên chọn inverter 200W.
Lưu ý các thiết bị như tủ lạnh, máy bơm, máy giặt… có dòng khởi động lớn hơn nhiều so với dòng khi hoạt động bình thường, nên chọn inverter có công suất cao hơn 20 – 30%.

Phần II. Lắp đặt.
Bước 1. Lắp tấm PV.
Đầu tiên là chọn vị trí, gắn trên mái hoặc dưới đất, nơi không bị che nắng. Sau đó làm khung đỡ, chất liệu rẻ tiền là thép hoặc gỗ, nhưng nếu làm trên mái thì chọn vật liệu inox hoặc thép mạ kẽm để đảm bảo an toàn.
Để hứng sáng tối đa cần nhiều tính toán phức tạp tùy theo khu vực và mùa trong năm, nhưng để đơn giản, ở Việt Nam cho tấm PV nghiêng về hướng Nam.

Trộn bê tông với tỷ lệ xi măng 1 : 3 đá, đổ vào chân khung. Cách đấu dây và gắn tấm PV vào khung xem lại bài viết Hướng dẫn lắp đặt pin mặt trời. 

Bước 2. Đấu dây.
Hệ thống độc lập có sơ đồ nối dây như hình dưới, lưu ý cần đấu đúng cực, đấu dây âm (-) trước, dây dương (+) sau, các tấm PV đấu sau cùng.
Lắp thêm CB ở những vị trí sau:

– Giữa tấm PV và bộ sạc.

– Giữa bộ sạc và ắc quy.

– Giữa ắc quy và inverter.

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

9 Lý do nên lắp điện mặt trời độc lập

Tiết kiệm chi phí điện hiệu quả:  Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập sản xuất điện cho các thiết bị điện tiêu thụ
– Tận dụng tối đa diện tích mái nhà: Làm mát mái nhà, tạo nét thẩm mỹ cho cả ngôi nhà
– Tự chủ nguồn điện: Dù điện lưới có bị ngắt hay chập chờn thì nguồn điện vẫn không bị ảnh hưởng
– An toàn cho người sử dụng: Giảm tối đa trường hợp nổ, cháy do sét, trời mưa, nắng gắt
– Cải thiện môi trường: Cứ 20 kW công suất điện mặt trời tương đương trồng 70 cây xanh
– Không còn lo về giá điện trong các giờ cao điểm: Trong quá trình sử dụng điện mặt trời độc lập, giá điện luôn bằng 0
– Sản xuất điện ngay cả khi trời lạnh, ít nắng: Các tấm pin mặt trời vẫn không ngừng hấp thụ ánh nắng và chuyển hóa thành điện năng để tiêu thụ
– Nâng cao đời sống thương hiệu: Đối với hộ gia đình: Luôn đảm bảo nguồn điện sinh hoạt, Đối với doanh nghiệp: Thu hút vốn đầu tư, đối tác và khách hàng.
– Dễ dàng di chuyển và lắp đặt: Với đặc thù như cái tên điện năng lượng mặt trời độc lập, bạn có thể di chuyển và lắp đặt hệ thống một cách dễ dàng

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Hướng Dẫn Tính Toán Lắp Đặt Hệ Thống Điện Mặt trời Độc Lập Trên Mái

Hiện nay bên KISATO chúng tôi đã nhận thi công lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho các khách hàng tại 63 tỉnh thành. Nếu các bạn có nhu cầu về sản phẩm này hãy liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn về kỹ thuật cũng như công suất sử dụng cho gi đình bạn sao cho phù hợp nhất. 

Với một hệ thống pin mặt trời, bạn chỉ cần đầu tư một lần duy nhất và tiền điện hằng tháng của bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Pin mặt trời mang lại hiệu quả kinh tế, gọn nhẹ, lắp ở mọi nơi có ánh sáng mặt trời, tuyệt đối an toàn khi sử dụng và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

KINH NGHIỆM, KIẾN THỨC, CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT XÂY DỰNG, KINH NGHIỆM THIẾT KẾ THI CÔNG

Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Độc Lập

Chào mừng các bạn đến với trang chia sẻ những kiến thức về điện mặt trời trên mái của KISATO SOLAR.
Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Độc Lậpcùng với những lợi ích mà sản phẩm này đem lại. Mong rằng các bạn sẽ tìm được ý tưởng cho công trình gia đình  trong tương lai.

 Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời Độc Lập

Hiện nay tại một số nơi ở nước ta chưa kéo được hệ thống điện lưới hay điện lưới không ổn định. Dẫn đến tình trạng mất điện, điện chập chờn hoặc không có điện. Vì vậy hệ thống điện năng lượng mặt trời là một giải pháp tối ưu nhất để khác phục vấn đề đó. 

Read more
Bản đồ
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger

Popup-kisato