Quy Trình Thi Công Một Số Loại Trần Nhà Phổ Biến

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chương trình chia sẻ kiến thức về Thi Công Nhà Dân của TICENCO. Thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng khi tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế, TICENCO xin chia sẻ những kiến thức về quy trình thi công nhà dân dụng sẽ giúp cho các bạn dễ dàng theo dõi và giám sát tiến độ công trình để đảm bảo công trình được hoàn thành xong sớm nhất, đảm bảo sự vững chãi, chắc chắn nhất cho công trình của mình. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ bài viết “Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về quá trình này.

Thi Công Một Số Loại Trần Phổ Biến

Trần nhà là một bề mặt nội thất bao gồm giới hạn bên trên của một căn phòng. Trần nhà thường không được coi là một yếu tố cấu trúc mà chỉ là một bề mặt hoàn thiện nằm mặt dưới của cấu trúc mái hoặc mặt sàn của tầng trên. Không còn là những bức tường nhạt nhòa, trần nhà trong kiến trúc hiện đại đã có nhiều đổi mới với những trang trí, thiết kế ấn tượng, mang đến không gian mới mẻ cho căn nhà. Không cần quá cầu kỳ và tốn kém, chỉ cần một vài chi tiết nhỏ trong thiết kế trần nhà cũng sẽ khiến căn nhà trở nên ấm áp và thoải mái.

Việc trang trí trần hiện nay đang trở thành xu hướng trong xây dựng nhà ở nhờ vào những tính năng vượt trội và những vật liệu hay mẫu mã đa dạng, độc đáo. Ngoài việc chọn vật liệu trang trí trần thích hợp, đẹp, an toàn thì cần đến các ý tưởng, mẫu trang trí trần nhà đẹp theo các phong cách đơn giản, hiện đại, cổ điển phù hợp với từng loại không gian sử dụng khác nhau. Có nhà chọn ốp toàn trần, cũng có nhà ốp một mảng trần để tạo điểm nhấn. Mỗi cách áp dụng khác nhau sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ khác nhau. Tùy theo nhu cầu, gia chủ sẽ chọn cho mình loại vật liệu phù hợp để có không gian sống hợp ý

Hôm nay, Ticenco xin chia sẻ tới bạn quy trình thi công một số loại trần đang rất được ưa chuộng gần đây để giúp bạn lựa chọn được loại trần yêu thích, giúp tạo ra điểm sáng cho không gian nhà mình.

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

Quy trình thi công trần thạch cao khung nổi
Bước 1: Xác định độ cao trần Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.
Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )
Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
Bước 3: Phân chia trần
Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là :
610mm x 610mm 600mm x 600mm
610mm x 1220mm 600mm x 1200mm
Bước 4: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.
Bước 5: Thanh dọc (thanh chính )
Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.

Bước 6: Thanh ngang ( thanh phụ )
Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế ,có 2 loại (610mmvà 1220mm ) hoặc (600mm và 1200mm )
Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.
Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung
Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.
Bước 9: Kẹp tường
Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường
Bước 10: Xử lý viền trần
Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt
Đối với mặt tấm: trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

 

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

Quy trình thi công trần thạch cao khung chìm

Bước 1: Xác định độ cao trần

Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường )

Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm

Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính

Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh

Bước 4: Móc

Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là 200mm ( nếu đầu thanh không được bát vít liên kết với vách ) hoặc 400mm ( nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách ).

Bước 5: Thanh dọc (thanh chính )

Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm

Bước 6: Thanh ngang ( thanh phụ )

Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu.

Bước 7: Điều chỉnh

Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng

Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung

Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng cách các vít không quá 200mm
Bước 9: Xử lý mối nối

Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét.

Bước 10: Xử lý viền trần

Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt

Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

Quy trình thi công trần ​gỗ
Cách 1:

Toàn bộ trần gỗ đã được sơn sẵn ở xưởng rồi đem đóng gói thành từng loại sau đó được vận chuyển tới công trình thi công. Cách này có ưu điểm là rất nhanh, gọn gàng, sạch sẽ nhưng loại này có rất nhiều sự hạn chế và nhược điểm nên thường không được ưa chuộng.

Cách 2:

Sơn lót trước toàn bộ trần gỗ, sau đó vận chuyển đến công trình bắt đầu thi công lắp ráp rồi tiến hành hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện tất cả thì ta mới bắt đầu phun sơn, thi công trần gỗ theo phương pháp này có rất nhiều ưu điểm vượt trội, có thể tiến hành với những mẫu mã khó và cầu kỳ, đòi hỏi kỹ thuật cao mà cách 1 không làm được. Bên cạnh đó, các bước thi công trần gỗ kiểu này ta có thể hoàn toàn kiểm tra được chất liệu gỗ ngay từ khi còn mộc ,chỉnh sửa màu sắc tùy theo ý muốn của khách hàng. Và đặc biệt là che được và phủ đi hoàn toàn những vết đinh trên trần gỗ, để mang lại tính thẩm mỹ cao nhất thì phải là thợ có tay nghề cao và chuyên nghiệp mới làm được.
Quy trình thi công trần nhựa

Bước 1: Xác định độ cao, kích thước trần nhà

Xác định cao độ trần lấy số chiều cao trần bằng ống divo hoặc máy laze. Đánh dấu vị trí bằng bút mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường thông thường ta nên vách số cao độ tràn ở mặt dưới tấm trần

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Cố định thanh viền tường tùy vào từng loại vách mà sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo độ cao đã xác định, bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 300mm.

Bước 3: Phân chia ô trần

Phân chia ô trên để đảm bảo cân đối độ rộng của tấm trần và khung trần thả được chia hợp khoảng cách của thanh phụ có thể là 610x610mm hoặc 600x600mm.

Với sàn bê tông sử dụng khoan bê tông để khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn liên kết bằng các tia thép pát 2 lỗ, cắt tia dây bằng chiều dài phù hợp với chiều dài trần. Gắn tender vào tai dây sau đó gẵn lên pát 2 lỗ, sau đó treo lên sàn bê tông.

Bước 4: Xác định điểm treo ty

Khoảng cách các điểm treo ty tren thanh chính là ≤ 1200mm.

Khoảng cách từ vách tới móc thành chính đầu tiên ≤ 610mm.

Với sàn bê tông sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn bê tông.

Liên kết bằng tắc kê nở và pát 2 lỗ cùng công ty treo đã gắn tang đơ theo cao độ của trần đã được xác định.

Với mái tôn, ty treo sẽ liên kết trực tiếp vào xà gồ hoặc dùng pát 2 lỗ.

Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ

Thanh chính và thanh phụ được liên kết với nhau bằng cách gắn đầu ngầm với thanh này với thanh kia, khoảng cách giữa 2 thanh chính nhỏ hơn hoặc bằng 1220mm.

Thanh phụ được lắp vào các lỗ mẫu trên thanh chính bằng đầu ngầm trên 2 thanh, khoảng cách giữa 2 thanh phụ là nhỏ hơn hoặc bằng 610mm.

Thanh phụ được liên kết vào các lỗ mẫu trên thanh bằng đầu ngầm.

Bước 6: Cân chỉnh khung

Sau khi lắp đặt xong cần điều chỉnh cho khung ngay ngắn thẳng hàng mặt bằng khung phẳng điều chỉnh tang đơ cho khung trần đúng cao độ của tường hoặc cột.

Bước 7: Lắp đặt tấm trần lên khung

Lắp các tấm trang trí hoặc tấm sợi khoáng, lên khung đã điều chỉnh: quy cách tấm trần theo quy cách khung xương đã lắp đặt, quy cách tấm trần lắp đặt phải cân chỉnh lại sao cho mặt bằng trần thật phẳng.

Cần sử dụng kẹp giữ cho các tấm trần nhẹ ( ít nhất 2 kẹp mỗi bên mỗi góc 1 kẹp).

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

Quy trình thi công một số loại trần nhà phổ biến

Quy trình thi công trần nhôm

Bước 1: Xác định độ cao trần

Trước khi tiến hành lắp đặt, cần phải kiểm tra cốt cao độ của trần thực tế so với cốt cao độ trần trong thiết kế. Nếu có sự sai lệch cần phải báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu để kịp thời đề ra biện pháp xử lý.

Bước 2: Đánh dấu cao độ cao trần

Dựa vào bản vẽ thiết kế. Đội lắp đặt sẽ đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Các dụng cụ thường dùng ở bước này là: máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống nước, ống bắn mực …

Bước 3: Treo nẹp viền tường

Nẹp viền được liên kết vào tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít. Khoảng cách tối đã giữa các lỗ đinh là 300mm.

Bước 4: Treo Ty

Ty treo một đầu được liên kết vào hệ xương chính và đầu kia được liên kết vào trần hoặc mái. Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm treo là 1200mm. Khoảng cách tối đa giữa điểm treo đầu tiên với tường là 300mm.

Bước 5: Cân Chỉnh Xương & Thả Tấm

Cân chỉnh mặt phẳng của hệ xương và thả tấm theo thiết kế. Nếu tấm trần nhẹ thì nên dùng kẹp để giữ tấm.

Quy trình thi công trần tôn

Bước 1: Kiểm tra khung kèo, xà gỗ đã được phơi hay hấp sấy chưa. Nếu là xà gỗ sắt thì tốt nhất nên sơn chống rỉ, sơn màu theo đúng thẩm mỹ của công trình.

Bước 2: Nâng tôn, kéo tấm tôn lên mái theo đúng chiều, đúng hướng và lắp đặt đúng vị trí lắp đặt tấm tôn. Độ dốc của mái tôn nên khoảng từ 17 độ trở lên.

Bước 3: Lắp đặt tôn từ đỉnh tôn đến mép mái, nên giữ tấm tôn đầu tiên, đặt nó trên mái nhà, tại phần nhô mép ít nhất 3/4 inch. Sử dụng loại đinh vít đầu có vòng đệm cao su tổng hợp để cố định các mái tôn, các đinh vít nên có khoảng cách khoảng 12inch.

Bước 4: Thực hiện thi công bước tiếp theo, trong quá trình thi công cần phải kiểm tra độ thẳng, độ cong vênh của xà gỗ để lợp căng mái hoặc bắn ốc vít không bị ra ngoài. Tấm ở trên chồng lên tấm dưới ( khoảng từ 15-20cm ).

Lưu ý:

– Tốt nhất không nên lấy các vật sắc, vật kim loại để vật dấu lên tấm tôn vì như thế sẽ khiến cho lớp mạ kẽm chống rỉ và giảm tuổi thọ của tâm tôn.

– Khi công khoảng cách xà gồ lợp tôn với tôn 1 lớp là 70cm – 90cm và tôn chống nóng là 80cm – 120cm. Bạn nên tham khảo kỹ từ những người có chuyên môn để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể cho từng công trình có sự thay đổi về thông số kỹ thuật

Bình Luận