Các Sự Cố Thường Gặp Và Quy Định Về Bảo Trì Bảo Dưỡng Thang Máy

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP 

1.1. Thang bị đơ:

Tình trạng là bảng hiển thị vẫn sáng, những khi bấm nút gọi thang thì không hoạt động.

 Nguyên nhân: có thể là do bộ điều khiển trung tâm quá tải.

 Giải pháp xử lý: Lúc này chỉ cần reset lại thang là được, reset thang bằng cách ngắt nguồn điện cung cấp và chờ khoảng 30 giây đến 1 phút đóng điện lại.

1.2. Thang máy gia đình không hoạt động do cửa bị hở:

 Nguyên nhân: Để đảm bảo an toàn thì ở cửa cabin và cửa ở tất cả các tầng đều có tiếp điểm an toàn, khi toàn bộ cửa được đóng kín hết thì cũng có nghĩa là toàn bộ tiếp điểm đã được kích hoạt và thang sẽ hoạt động bình thường nhưng vì một lý do nào đó (bị chèn bởi các đồ vật) khiến một hoặc nhiều cửa không đóng hết, lúc này tiếp điểm chưa chạm và bộ điều khiển sẽ hiểu rằng thang máy đang ở tình trạng không an toàn rồi ngừng hoạt động.

Thang máy chỉ hoạt động bình thường khi cửa thang được đóng kín.

  • Giải pháp:Lúc này cần đi kiểm ra toàn bộ cửa thang, nếu phát hiện có vật gì cản trở việc đóng cửa thang máy thì cần lấy ra và dùng hai tay để kéo hai cánh cửa thang vào. Sau khi chắc chắn các cửa đã được đóng kín thì thử bấm nút gọi thang.

1.3. Mất điện đột ngột:

  • Khi thang máy đang hoạt động thì bỗng mất điện lưới đột ngột, lúc này thì hệ thống cứu hộ tự động sẽ tự động kích hoạt với một nguồn điện dự trữ từ UPS hoặc ác quy sẽ cung cấp nguồn cho thang máy để đưa thang chạy về một tầng gần nhất và mở cửa.
  • Nếu gặp phải tình huống này thì không có gì phải lo lắng, bạn chỉ cần chờ từ 30 giây cho đến một phút là có thể bước ra ngoài an toàn

1.4. Đứt cáp

  • Đây là lỗi nghiêm trọng nhất của thang máy và cũng là nỗi ám ảnh của mỗi người trước khi quyết định mua và sử dụng thang máy cũng như cầu thang máy gia đình. Tuy nhiên quý khách hãy yên tâm, tất cả các tình huống từ đơn giản cho đến tình huống xấy nhất có thể xảy ra đều được các công ty thang máy tính đến và đã có các giải pháp để xử lý.

Phanh cơ thang máy

  • Trong trường hợp thang máy bị đứt cáp hoặc trôi tự do, lúc này nhờ hệ thống khống chế vượt tốc (governor) thì cabin thang sẽ được giữ vào rail dẫn hướng nhờ hệ thống má phanh vô cùng an toàn.
  • Tình huống thang máy đứt cáp rất hiếm khi xảy ra bởi thứ nhất là thang không chỉ có một sợ cáp và mỗi sợi đều có thể chịu được lực kéo lên tới hàng chục tấn (tùy vào đường kính cáp) và mỗi thang thường có ít nhất 3 sợi cáp nên phần lớn là các sự cố tuột cáp do thang máy không được bảo trì định kỳ hoặc bảo trì không đến nơi đến chốn.

1.5. Các trường hợp khác

–  Một số sự cố khác có thể khiến thang dừng đột ngột như: Bị đứt dây diện, dây tín hiệu, mất pha hoặc đảo pha, lỗi thiết bị,…Khi gặp các tình huống này thì cần phải nhanh chóng thực hiện các thao tác cứu hộ (quy trình và cách cứu hộ đã được bên công ty thang máy hướng dẫn trước khi bàn giao thang) để đưa người đang bị kẹt trong thang ra ngoài.

Sau đó liên hệ với bộ phận dịch vụ của công ty bán thang máy gia đình để yêu cầu cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra và khắc phục

BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG THANG MÁY GIA ĐÌNH

  • Bảo trì thang máy là quá trình kiểm tra, bảo dưỡng thang máy để phát hiện kịp thời những lỗi hỏng hóc của máy, đảm bảo cho máy trong tình trạng lý tưởng nhất, mang lại an toàn cho người sử dụng
  • Mỗi loại thang máy luôn có thời gian sử dụng và bảo hành nhất định. Khi hết thời hạn bảo hành của nhà cung cấp, đơn vị lắp đặt thì thang máysẽ được bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa

 Quy định thời gian bảo trì thang máy

Thời gian bảo trì thang máy phụ thuộc vào tần suất sử dụng và tuổi thọ của thang máy. Tuy nhiên, thời gian quy định bảo trì thang máy thường được quy định như sau:

  • Giai đoạn thang máy mới lắp đặt: thường được bảo trì 1 lần/tháng để đảm bảo máy vận hành tốt nhất, phát hiện sự cố trong trường hợp xấu nhất nhằm mang lại an toàn cho người sử dụng.
  • Sau 1 năm sử dụng: thời gian bảo trì trang máy từ 1 – 2 lần/tháng để đảm bảo thang máy hoạt động trong tình trạng ổn định, vận hành êm ái, khắc phục kịp thời hỏng hóc bên trong thang máy.
  • Các bước bảo trì thang máy bao gồm 7 hạng mục sau:
  • Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trên phòng thang máy.
  • Kiểm tra hệ thống ray dẫn hướng.
  • Kiểm tra động cơ.
  • Kiểm tra hệ thống liên kết cabin.
  • Kiểm tra hệ thống chất lượng vận hành cửa tầng.
  • Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, liên lạc an toàn ở cabin.
  • Kiểm tra quá trình hoạt động và vận hành của thang máy.

Bình Luận