Một Số Lỗi Cơ Bản Về Cốt Thép Dầm Sàn Cần Biết Trước Khi Đổ Bê Tông

Chia sẻ

Trong quá trình hoàn thiện công trình, không hẳn lúc nào người thi công cũng có thể đảm bảo đúng được quy chuẩn theo như bản vẽ, bởi đôi khi chủ đầu tư lựa chọn đơn vị thi công và đơn vị thiết kế độc lập với nhau. Chính vì vậy, sẽ không thể tránh được những lỗi cơ bản trong quá trình thực hiện. Trong bài viết dưới đây KISATO xin được chia sẻ đến quý vị một số lỗi cơ bản về cốt thép dầm sàn trước khi đổ bê tông, để các bạn có thể khắp phục các vấn đề này, đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình.

Đảm bảo chất lượng cột

Hệ thống cột đóng vai trò nâng đỡ các mặt sàn, đảm bảo tính chắc chắn và độ bền vững của công trình. Vì vậy việc thi công cột cũng phải chú trọng, đảm đảo đúng kỹ thuật.

Lỗi thường gặp

Thông thường khi thi công cốt thép cột, chúng ta thường bắt gặp việc các bác thợ để bề mặt cắt bằng phẳng với nhau, sau đó tiến hành kỹ thuật lối cột.

Hình thức đó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cột, các mối lối không có sự cân bằng lực dẫn đến việc phần đứng của cột không đảm bảo, cột bị yếu đi.

Cách khắc phục

Tại giai đoạn đi sắt, tính theo tiết diện và chất liệu sắt để đưa ra chiều cao đúng yêu cầu:

Ví dụ: Mặt sàn = 30D cùng chất liệu sắt phi 18 ( 30 x18 = 54cm )

Thì độ cao đạt yêu sẽ phải ở con số từ 54cm trở lên. Đồng thời việc liên kết các mối lối cũng chạy theo quy luật so-le tức là (mối 1-3-5 độ cao bằng nhau và mối 2-4-6 độ cao bằng nhau) ở mối thức nhất là 54cm, mối thứ 2 nhân đôi chiều cao so với mối thứ nhất cứ thế so le nhau đến hết.

Trường hợp quá trình đi sắt đội thợ đã đi cốt thép cùng 1 mặt phẳng thì có thể đi thêm sắt đảm bảo độ cao yêu cầu, chân được bẻ hình chữ L liên kết với cốt thép sàn để đảm bảo tính chắc chắn.

Kỹ thuật thi công sàn

Dầm sàn là những hạng mục có vai trò hết sức quan trọng trọng toàn bộ công trình. Chính vì vậy, việc thi công phải đáp ứng các yêu cầu cần thiết nhưng đôi khi chúng ta lại bỏ qua chúng một cách ngẫu nhiên.

Ván coppha

Ván coppha sử dụng trong thi công coppha dầm sàn phải bằng phẳng, không cong vênh hay biến dạng. Đặc biệt khi ép coppha đổ cần tạo khoảng thở để khi đổ bê tông không bị hở cốt (khoảng thở đối đa 2,5cm )
Nếu như để cốt thép mà sát với coppha trong quá trình đổ bê tông sẽ không che phủ kín, hở đầu sắt ảnh hưởng đến độ bền vì trong quá trình sử dụng mưa gió sẽ bị oxi hóa.

Bạt trải sàn

Có những công trình gia chủ thường bỏ qua việc trải bạt và đặt suy nghĩ rằng việc làm này vừa tốn thời gian lại tốn kém.

Nguyên tắc bất di đó là việc phải trải bạt sàn để tránh việc mất nước bê tông, vì nếu như không trải bạt trong quá trình đổ nước bê tông sẽ thoát theo các kẽ bê tông. Thậm chí, sau khi tháo dỡ cũng trở nên khó khăn hơn.

Trải dầm sàn

Tiếp đến là việc trải dầm sàn, để đảm bảo kết cấu được chặt chẽ kết cấu sàn được bố trí thành 2 lớp sắt. Việc làm này vừa đảm bảo độ bền lại chống tiếng ồn từ tầng dưới vọng lên, đồng thời chịu lực tốt nữa.

Nhưng với những đội thợ địa phương, với cách thức thi công thường dùng chỉ trải một lớp dầm sàn là có thể đảm bảo được chất lượng rồi.

Sử dụng con kê sàn

Sử dụng con kê: Nên sử dụng các con kê bê tông để khi đổ sẽ có sự đồng nhất. (Nguyên tắc 1m = 4 con kê trên và dưới)

Tránh sử dụng con kê bằng gạch, vừa không đảm bảo chất lượng lại có tác dụng lực kém.

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh trước khi đổ bê tông: Phụt nước làm sạch mặt bàn sau khi hoàn thiện tất cả các khâu chuẩn bị để đổ bê tông, để loại hết các mạt, bụi hoặc các gỉ sắt làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông.

==================================

Trên đây là một số lưu ý trước khi đổ bê tông dành cho gia chủ, trong quá trình hoàn thiện chắc chắn sẽ không thể tránh được những thiếu sót. Với kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng có thể đưa đến những giải pháp hữu ích cho gia chủ. Nếu như quý vị có những thắc mắc hãy phản hồi gì xin hãy gửi về cho KISATO để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Mọi thông tin liên hệ:

Dịch vụ thiết kế nhà ở

Dịch vụ thi công nhà ở

Bình Luận