Lễ Động Thổ? Cách Thức Tổ Chức Một Nghi Lễ Đông Thổ

Chia sẻ

Ngày nay, khi xây dựng công trình, mọi người đều quan điểm đụng đến Ông Thổ Địa nên phải làm lễ để xin phép. Theo quan niệm duy tâm rằng khu đất sẽ xây công trình là nơi ở của những vong linh, hoặc từng là nơi thờ tự, đình, miếu, đền, chùa, phủ…Vì vậy, lễ cúng trình báo về công trình sẽ được xây dựng trên khu đất với mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi nương tựa sẽ vui vẻ di chuyển đến khu vực khác, để việc thi công được tiến hành một cách thuận lợi. Ngoài ra, lễ khởi công còn là lời tuyên bố với các vị thần thổ địa, thần hoàng về những thay đổi sắp tới của mảnh đất đó.

Mọi thành phần, mọi tầng lớp con cháu người Việt Nam mỗi khi xây dựng nhà cửa dù lớn hay nhỏ đều tiến hành lễ cúng này. Có khi chỉ đơn giản là một mâm cơm, đĩa trái cây cũng có thể là những vật phẩm lớn như gà, lợn, trâu, bò,…

Cách thức tổ chức một lễ cúng động thổ công trình như thế nào?

Chọn ngày giờ tốt:

 Trước khi động thổ công trình phải xem ngày nào là ngày tốt, giờ là ngày tốt nhất để gia chủ tiến hành khởi công. Nên xây nhà vào năm nào và không nên làm nhà vào năm nào.

Nếu gia chủ không hợp tuổi làm nhà thì người khác trong gia đình có thể đứng ra thay (người ta thường gọi tình huống này là “mượn tuổi”).

Chuẩn bị vật phẩm cho lễ cúng:

Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt hợp tuổi gia chủ, giờ khởi công tốt thì bước tiếp theo là chuẩn bị các vật phẩm để làm lễ như hoa quả, tiền vàng,..

Có nhiều cách thờ cúng khác nhau, tùy theo tuổi, mệnh của gia chủ và dụng ý của thầy cúng để xem xét nơi đặt.

Mâm lễ cúng động thổ khởi công xây dựng nhà dân dụng như sau:

– Một con gà luộc (Nên chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng).

– Ba quả trứng luộc

– Ba con tôm luộc.

– Một miếng thịt luộc (thịt lợn).

– Một chén gạo.

– Một chén muối.

– Ba ly nước trà.

– Một cốc rượu trắng.

– Hai cây đèn cầy.

– Một dĩa ngũ quả.

– Một bình hoa (nên chọn hoa cúc và một vài nhành hoa khác).

– Một đĩa bánh kẹo + Giấy tiền vàng mã.

– Một bó nhang.

Tiến hành các nghi lễ

Đối với gia chủ:

– Vào những ngày giờ tốt đã chọn, gia chủ sắp xếp tất cả lễ vật vào các mâm nhỏ trên bàn đặt giữa khu đất sẽ xây dựng công trình.

– Nếu động thổ đào móng nhà, sau khi giải phóng mặt bằng thì lễ đặt trên bàn nhỏ (hoặc ghế cao) ở giữa khuôn viên.

– Thắp hai ngọn nến, thắp 7 cây nhanh đối với nam, 9 cây nhang đối với nữ.

– Tiếp theo, cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1 cây nêu (hoặc 3 cây nêu) trên mâm cúng.

– Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp hương đèn vái bốn phương tám hướng rồi hướng về mâm lễ tiến hàng khấn vái.

– Sau lễ cúng, khi hương gần tàn, gia chủ sẽ lần lượt hóa vàng mã, đốt giấy vàng bạc và rắc muối gạo và tự tay cuốc vài nhát vào chỗ định đào móng.

Đối với đơn vị thi công:

– Sau khi gia chủ hoàn tất việc thắp nhang cúng, đơn vị thi công cũng thắp hương khấn vái như trên, nhưng cần nhớ rằng: Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (L Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ.

– Sau khi nhang đã tàn, gia chủ đổ một chén nước, rượu, đốt giấy tiền vàng và rắc bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình. Hoa cúng nên cắm xuống công trình thay vì mang về nhà.

– Sau đó chính tay gia chủ sẽ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng và viên gạch ấy phải giữ đúng vị trí và không thay đổi di chuyển trong quá trình thi công.

Một số lưu ý khi tiến hành làm lễ cũng khởi công xây nhà

– Đối với 3 hũ nước – muối – gạo cần được cất giữ cẩn thận. Sau này nhập Trạch thì đặt ở bếp nơi thờ Táo Quân. (Nên nhớ mỗi lần đổ mái nếu đổ thêm tầng thì phải sắm lễ).

– Theo phong thủy thì những người làm nhà vào tuổi Kim Lây hoặc Hoang Ốc không nên xây nhà. Do tình huống khẩn cấp, những người này phải mượn những người không phạm hai tuổi trên để làm lễ động thổ, khởi công xây nhà.

– Trước đó, khu đất phải được bán cho những người mượn tuổi có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).

– Động thổ: Mượn người hợp tuổi để thay gia chủ làm lễ động thổ. Lúc này gia chủ phải tránh xa công trình và khoảng cách trên 50m, trở về sau khi động thổ xong.

– Các giai đoạn đổ mái tầng 1, tầng 2… tầng cuối cùng, người mượn tiếp tục dâng hương, khấn lễ và gia chủ vẫn cần lánh mặt lúc làm lễ.

– Khi nhập trạch: Người mượn nhà hoàn thành mọi thủ tục dâng hương và khấn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ, mua lại và khấn cầu, làm nghỉ lêc nhập trạch

Bình Luận